Chống thấm Tường

Chống Thấm Tường Nhà Chuyên Nghiệp Hiệu Quả Nhất

chong tham tuong

Hầu hết mọi ngóc ngách, vị trí trong ngôi nhà đều có thể bị thấm, dột. Không có vị trí nào là ngoại lệ hay có thể tránh được các tác động từ môi trường xung quanh như khí hậu, trời ẩm, nắng nóng hay mưa dầm… Những yếu tố đó sẽ “đánh mạnh” vào các yếu điểm của kết cấu vật liệu khiến ngôi nhà bị hư hại và xuống cấp nhanh chóng.

Bởi vậy, các vị trí càng có sự tiếp xúc thường xuyên và trực tiếp với môi trường và chịu sự thay đổi nhiệt độ liên tục đều là những nơi phải chống thấm đầu tiên. Tường bị thấm nước là vấn đề rất phổ biến hiện nay và có thể gây ra nhiều sự cố nghiêm trọng cho ngôi nhà, từ các vấn đề sức khỏe con người cho đến hư hỏng, tổn thất tài sản.

Vậy chống thấm tường nhà có đơn giản hay không? Vì sao phải chống thấm tường nhà? Có cần chống thấm tường nhà ngoài trời không hay tường trong nhà cũng cần phải chống thấm? Trong bài viết sau đây, Chống thấm Việt Thái sẽ mang đến cho bạn đọc những diễn giải về nguyên nhân và cách xử lý tường bị thấm nước hiệu quả và chất lượng.

Dấu hiệu nhận biết tường bị thấm

Để nhận biết các dấu hiện tường bị thấm, chúng tôi muốn giải thích qua về khái niệm tường để bạn đọc nắm bắt. Tường là cấu trúc thẳng đứng, có vai trò xác định và bảo vệ cho một khu vực.

Vậy chống thấm tường nhà là gì? Đây là khái niệm phổ biến trong thi công công trình. Hiểu đơn giản, chống thấm tường nhà là biện pháp làm cho tường không bị thấm nước từ bên ngoài vào bên trong hoặc ngược lại (chống thấm ngược tường trong nhà).

chong tham tuong

Dấu hiệu nhận biết tường bị thấm

Đâu là những dấu hiệu cho thấy tường nhà đã bị thấm? Vì rõ ràng thấm tường không phải là điều gì mới mẻ gì với chúng ta. Tình trạng này có thể đến từ nhà mới xây cho tới nhà cũ được xây dựng từ lâu. Với những dấu hiệu rõ rệt sau, chỉ cần chúng ta để ý quan sát là sẽ thấy tường nhà bị thấm.

  • Không khí trong nhà luôn có mùi ẩm mốc khó chịu.
  • Tường bằng gỗ hay thạch cao có thể bị cong vênh, mục nát do hơi ẩm bên trong.
  • Chân tường rỉ nước và lượng nước rỉ ra mặt nền nhiều có thể gây trơn trượt.
  • Trên tường có nhiều nấm mốc, mảng ố vàng, tường chuyển màu đậm nhạt khác nhau.
  • Sơn tường bị phồng rộp hoặc bị bong tróc thành từng mảng do độ ẩm cao.
  • Sự cố chập điện do các mối nối điện/ hiện thống điện âm bị nước thấm vào.

Đó là một số dấu hiệu cho thấy tường nhà đang bị thấm. Tường bị thấm nước khiến cho không gian trong nhà khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của những người sinh sống trong ngôi nhà.

Nguyên nhân tường bị thấm nước

Tường bị thấm ẩm chắc chắn sẽ mang lại nhiều phiền toái khiến gia chủ phải tìm cách khắc phục. Tuy nhiên, chúng ta hãy hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để xử lý triệt để. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tường nhà bị thấm nước, từ khách quan đến chủ quan. Dưới đây là một số nguyên nhân (có lẽ) phổ biến nhất của hiện tường thấm tường:

  • Do mưa lớn hoặc mưa dầm kéo dài, lượng nước ngấm vào tường qua các khe nứt, hở của xi măng.
  • Tường nhà xuống cấp do đã sử dụng quá lâu, dần dần tạo ra các vết nứt và bong tróc, giúp nước và hơi ẩm dễ dàng thấm sau vào trong tường.
  • Cốt liệu bê tông sử dụng khi xây dựng tường không đúng quy chuẩn kỹ thuật hoặc không đủ lượng vữa xi măng, dẫn đến tình trạng lỗ rỗng giữa các viên gạch, bê tông nên nước thấm vào nhanh hơn.
  • Nước và hơi ẩm từ ống thoát nước sàn, rãnh nước trên mái hay vết nứt trên tường sẽ thấm sâu vào bên trong tường, lâu dần tạo ra các vết loang lổ và lớp sơn bị bong tróc.
  • Không thực hiện chống thấm ngăn nước từ ban đầu dẫn đến tình trạng thấm nước cho tường. Hoặc có thực hiện chống thấm nhưng thời gian từ lâu nên lớp chống thấm dần suy yếu.
  • Tác động từ thời tiết gây ra hiện tượng co giãn liên tục, phá hủy bề mặt cấu trúc của công trình.
  • Chống thấm bằng vật tư kém chất lượng, dẫn đến kết cấu bê tông và tường không bền chắc, dần dần gây ra tình trạng thấm dột, gây hỏng kết cấu của tường nhà.
  • Công trình được xây dựng sai kỹ thuật, sai thiết kế từ đầu.

Hậu quả của việc không chống thấm tường nhà

Những nguyên nhân kể trên có lẽ đã giúp bạn đọc hiểu thêm phần nào những lý do mà tường bị thấm. Rõ ràng, nếu tình trạng thấm không có phương án xử lý sẽ kéo theo những hậu quả nghiêm trọng sau:

  • Đe dọa sức khỏe con người do vi khuẩn, virus gây ra các bệnh về đường hô hấp/ bệnh ngoài da.
  • Nguy cơ cháy nổ, chập điện xảy ra do khi nước thấm vào trong tường sẽ khiến các ổ cắm điện bị ướt, gây nguy hiểm và cháy nổ, điện giật cho những người sống trong ngôi nhà.
  • Ảnh hưởng tới độ bền của cấu trúc nhà do các vết nứt, bong tróc trên tường và bê tông sẽ làm cho ngôi nhà yếu dần và nguy cơ bị sập, đổ trong tương lai.
  • Mất đi vẻ đẹp ban đầu của ngôi nhà do các vết nứt, ố vàng hay rêu mốc bám trên tường.

Tình trạng thấm tường có thể hiện hữu ở những ngôi nhà mới được xây dựng. Nhìn những bức tường phủ đầy rêu mốc hoặc hoen ố do nước thấm sẽ mang đến cái nhìn thực tế về hậu quả của việc không chống thấm ngay từ đầu.

Lợi ích của chống thấm tường nhà

Nhiều phương pháp chống thấm tường nhà vô cùng hiệu quả hiện nay đã giúp chống thấm trở nên dễ dàng, mang lại lợi ích cho chủ đầu tư và chủ nhà. Đảm bảo thực hiện đúng sản phẩm chống thấm, đúng định mức và thi công đúng quy trình sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực như sau:

  • Đảm bảo sự toàn vẹn của công trình: Vật liệu chống thấm giúp tăng độ kiên cố và bền vững. Đối với các công trình mới chưa bị ảnh hưởng nhiều của thời tiết, khí hậu, chống thấm đúng kỹ thuật sẽ hạn chế tối đa tác hại của thấm dột ảnh hưởng tới công trình.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ: Chống thấm giúp công trình được bảo vệ toàn diện, giữ nguyên vẻ đẹp và bền vững sau nhiều năm sử dụng.
  • Đảm bảo an toàn: Công trình bị thấm dột sẽ đe dọa đến tinh thần và sức khỏe con người. Nhẹ thì gây các bệnh về đường hô hấp do không khí bị ô nhiễm bởi rêu mốc, ẩm ướt hoặc các bệnh ngoài da. Nghiêm trọng hơn, sự thay đổi kết cấu có thể dẫn đến sự nứt đổ của tường, gây nguy hiểm cho con người. Bởi vậy, cần chống thấm cho tường ngay từ đầu để những sự cố trên không thể xảy ra.
  • Tiết kiệm tài chính: Đầu tư chống thấm là đầu tư lâu dài để chúng ta không mất các chi phí tu sửa sau này khi công trình bị thấm dột.

Rõ ràng, những lợi ích thiết thực mà chống thấm mang lại cùng với những hậu quả khôn lường nếu chúng ta không chống thấm cho tường, chống thấm chính là câu trả lời đáp ứng được việc hạn chế những hậu quả nêu trên. Bên trong tường nếu không được xử lý chống thấm thì bên ngoài chắc chắn sẽ bị hủy hoại bởi nước mưa ngấm dần, từ đó, khiến tuổi thọ của ngôi nhà giảm xuống.

chong tham tuong

Lợi ích của chống thấm tường nhà

Báo giá thi công chống thấm tường nhà

Dưới đây là báo giá thi công chống thấm tường nhà theo một số vật liệu chống thấm phổ biến hiện nay.

TT Vật liệu chống thấm Đơn giá vật tư (VNĐ/kg) Đơn giá thi công (VNĐ/m2)
1 chống thấm tường nhà bằng vật liệu AC – PU 162.000đ 115.000đ – 155.000đ
2 chống thấm tường nhà bằng vật liệu tinh thể thẩm thấu 58.000đ 120.000đ – 150.000đ
3 chống thấm tường nhà bằng Composite 150.000đ 100.000đ – 145.000đ
4 chống thấm tường nhà bằng vật liệu gốc xi măng 40.000đ 135.000đ – 180.000đ
5 chống thấm tường nhà bằng ốp tôn 180.000đ 125.000đ – 175.000đ

Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, để nhận báo giá và tư vấn giải pháp phù hợp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 0904 093 533 để được hỗ trợ. 

Bảng giá trên có thể thay đổi dựa trên điều kiện thực tế như mặt bằng hoặc diện tích thi công. Dựa trên các điều kiện thi công, không nên quá tiết kiệm, tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Các phương pháp chống thấm tường nhà

Chống thấm cho tường nhà cần có những phương án thích hợp cho từng trường hợp để tường nhà đạt được kết quả chống thấm hiệu quả nhất. Dưới đây là một số phương pháp chống thấm tường nhà hiệu quả mà Chống thấm Việt Thái muốn chia sẻ với bạn đọc.

Phương pháp chống thấm tường nhà bằng ốp tôn

Ốp tôn là một trong nhiều phương pháp chống thấm tường nhà đã tồn tại song song với phương pháp sơn chống thấm hay vữa chống thấm. Tuy nhiên, không nhiều người biết đến phương pháp đóng tôn để chống thấm cho tường. Tôn được sử dụng là các tấm tôn ốp tường nhà và trần nhà nhằm khắc phục hiện tượng thấm dột, ẩm mốc cho công trình, hoặc được sử dụng chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà.

Khi vào mùa nồm ẩm, các bức tường sẽ xảy ra hiện tượng ẩm ướt, nếu không được xử lý sớm thì lượng nước đọng lại sẽ khiến tường bị ẩm mốc trầm trọng. Các vết ố màu sẫm khiến tính thẩm mỹ của tường giảm sút và tuổi thọ sử dụng bị ảnh hưởng.

chong tham tuong

Phương pháp chống thấm tường nhà bằng ốp tôn

Tôn được sử dụng để chống thấm với những ưu điểm như: Khả năng chống thấm, bám chắc, độ bền cao, và tránh được các vấn đề về thời tiết.

Tuy vậy, chống thấm bằng tôn cũng đối mặt với chi phí cao, bề mặt tôn dễ dàng bị cong vênh, không gian thi công phải rộng rãi và kỹ thuật thi công đóng tôn phức tạp hơn các dạng vật liệu chống thấm khác.

Phương pháp chống thấm tường nhà bằng vật liệu gốc acrylic

Vật liệu chống thấm gốc acrylic tồn tại ở dạng lỏng tạo màng, được ưa chuộng nhờ nhiều đặc tính và ưu điểm nổi trội. Vật liệu chống thấm gốc acrylic giúp bảo vệ công trình, phù hợp cho tường đứng, mái và sân thượng bằng bê tông, tấm xi măng hoặc vữa xi măng.

Nhiều chủ đầu tư ưa chuộng vật liệu chống thấm gốc acrylic nhờ khả năng cung cấp lớp bảo vệ chống ẩm và khi khô sẽ tạo nên lớp màng bao phủ các lỗ rỗ hoặc vết rạn. Khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt và kháng UV giúp vật liệu này trở nên phổ biến hàng đầu trong chống thấm tường nhà hiện nay.

Vật liệu chống thấm gốc acrylic được thi công dễ dàng bằng con lăn hoặc thiết bị phun chuyên dụng, sau khi thi công không có các mối nối như các dạng màng chống thấm. Sử dụng vật liệu chống thấm gốc acrylic phù hợp với các vị trí cần chống thấm lộ thiên.

Tuy nhiên, vật liệu chống thấm gốc acrylic có độ bám dính chưa hoàn toàn tuyệt vời, vì vậy, cần dùng lớp lót Primer trước khi thi công lớp phủ. Đặc biệt, vật liệu dạng này không nên dùng để chống thấm ngược hoặc các hạng mục có áp lực nước cao như hồ bơi, bể chứa nước.

Phương pháp chống thấm tường nhà bằng vật liệu gốc acrylic

Phương pháp chống thấm tường nhà bằng vật liệu gốc acrylic

Phương pháp chống thấm tường nhà bằng vật liệu tinh thể thẩm thấu

Phương pháp chống thấm tường nhà tiếp theo mà Chống thấm Việt Thái muốn chia sẻ với bạn đọc chính là vật liệu tinh thể thẩm thấu. Chống thấm tinh thể thẩm thấm là công nghệ có mối liên hệ với sự phát triển của các tinh thể nhằm giúp cho kết cấu bê tông kín nước.

Vật liệu dạng này có tác dụng chống thấm bề mặt, có thể thẩm thấu vào bê tông để sinh ra các tinh thể phản ứng trong bê tông giúp lấp đầy các lỗ rỗng và mao quản.

Chống thấm tinh thể thẩm thấu giúp hình thành mạng lưới tinh thể không hòa tan, giúp ngăn nước và các hóa chất sinh ra từ nước, thậm chí trong áp suất thủy tĩnh cao. Vật liệu này giúp cho công trình được chống thấm bề vững và hiệu quả.

Một trong những vật liệu chống thấm tinh thể thẩm thấu được ưa chuộng hiện nay chính là Neopress Crystal, có thể được quét bằng chổi và phù hợp cho việc chống thấm bê tông, với khả năng bám dính hoàn hảo trên các dạng bề mặt vữa xi măng, gạch, bê tông…

Vật liệu chống thấm tinh thể thẩm thấu có khả năng chịu được áp suất thủy tĩnh thuận và nghịch, khả năng tạo cầu vết nứt. Vì thế, hiệu quả cao hơn so với các công nghệ chống thấm bằng màng chống thấm (màng khò và màng tự dính), vật liệu gốc xi măng 2 thành phần hoặc vật liệu gốc Polyurethane.

Trên thực tế, chống thấm tường nhà còn nhiều phương pháp từ truyền thống tới hiện đại. Dù vậy, mỗi phương pháp lại thích hợp với từng kiểu dạng tường hay mức độ thấm khác nhau. Cho nên cần hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến thấm tường và kết cấu của tường để lựa chọn phương pháp chống thấm hiệu quả.

Quy trình thi công chống thấm tường nhà

Thi công chống thấm tường nhà bằng vật liệu gốc acrylic

Như đã chia sẻ ở các phương pháp chống thấm tường nhà nói trên, vật liệu chống thấm gốc Acrylic là một trong các lựa chọn được nhiều chủ đầu tư tin tưởng lựa chọn. Chống thấm bằng vật liệu gốc Acrylic sẽ phát huy tác dụng chống thấm hiệu quả khi thi công đúng chuẩn kỹ thuật như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ. Công đoạn chuẩn bị trước khi chống thấm là vô cùng quan trọng. Ngoài vật liệu chống thấm, chúng ta cần có đầy đủ đồ bảo hộ lao động, găng tay cao su, khẩu trang và kính mắt để bảo vệ an toàn khi thi công.
  • Bước 2: Vệ sinh bề mặt. Phương pháp chống thấm nào cũng cần vệ sinh bề mặt. Đối với chống thấm vật liệu gốc Acrylic, cần đảm bảo bề mặt thi công phải sạch sẽ, đặc chắc và đông cứng. Trên bề mặt phải được đảm bảo không còn các bụi bẩn, dầu mỡ, tạp chất, các lỗ rỗng cần phải được trám kín để tăng độ bám dính bằng việc quét thêm lớp lót Primer.
  • Bước 3: Tiến hành thi công chống thấm. Khuấy trộn vật liệu trước khi thi công bằng máy khuấy tốc độ chậm để tránh vật liệu bị quá lỏng hoặc quá đặc. Trước đó, cần quét một lớp lót Revinex pha trộn với nước theo tỷ lệ Revinex:Nước là 1:4 hoặc Silatex Primer có pha thêm dung môi.Lớp thứ 2 phải để nguyên chất và thi công chéo với lớp thứ nhất bằng các dụng cụ lăn/ phun hoặc quét.

Trong trường hợp đặc biệt hoặc yêu cầu phủ đè khe nứt, có thể sử dụng lưới gia cường Polyester không dệt, sau đó thi công ba lớp để đảm bảo độ bám dính và khả năng chống thấm tuyệt vời.

  • Bước 4: Vệ sinh sau khi thi công. Dụng cụ sau khi thi công cần được vệ sinh bằng nước sạch. Lưu ý, tránh thi công vật liệu gốc Acrylic khi thời tiết có độ ẩm cao hoặc dự báo có mưa/ độ ẩm cao.
chống thấm tường nhà chuyên nghiệp

Hình ảnh tường được chống thấm bằng vật liệu Silatex Super

Thi công chống thấm cho tường bằng vật liệu gốc Acrylic cần tránh để dính vào mắt mũi hoặc các vùng da khác trên cơ thể. Nếu không may bị dính vào mắt, cần rửa với nước sạch và đến bệnh viện kiểm tra nếu có những triệu chứng không ổn.

Thi công chống thấm tường nhà bằng vật liệu gốc AC-PU

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tường bị thấm nước, có thể do kết cấu bê tông không được đầm kỹ, lớp trát không chắc chắn, lớp màng chống thấm (nếu có) bị giảm hiệu quả sau quá trình sử dụng. Vì vậy, cần chống thấm khi tường có biểu hiện bị thấm bằng vật liệu gốc AC-PU (đại diện tiêu biểu là Neoroof) và tuân thủ các nguyên tắc như sau:

  • Chống thấm thuận (nghĩa là chống thấm từ phía có nguồn nước) giúp chống thấm chủ động, hiệu quả.
  • Chống thấm ngược (nghĩa là chống thấm phía sau nguồn nước) hay còn gọi là chống thấm bị động, được sử dụng khi không thể chủ động chống thấm ở phía trước nguồn nước.
  • Chống thấm nhiều lớp: Nghĩa là sử dụng giải pháp chống thấm liên tiếp trên các bề mặt tường lồi lõm, gồ ghề thay vì chỉ quét một lớp chống thấm thông thường.

Dưới đây là các bước tiến hành thi công chống thấm bằng vật liệu gốc AC-PU:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt.

  • Đảm bảo bề mặt sạch sẽ, trám lấp vị trí lồi lõm để tạo độ bám dính. Sử dụng máy thổi chuyên dụng làm sạch bề mặt rồi chờ khô. Nên quét lót Revinex (có pha với nước) hoặc Silatex Primer pha với dung môi để cố định bề mặt, trám kín lỗ rỗ, tăng độ bám dính và bao phủ hiệu quả.

Bước 2: Thi công chống thấm.

  • Trong lúc đợi bề mặt tường sạch sẽ và khô ráo, chúng ta cần chuẩn bị các dụng cụ như cọ quét, con lăn… để thi công.
  • Khuấy kỹ vật liệu trước trong khoảng 3 phút đến 5 phút với tốc độ vừa phải để tránh không khí bị cuốn vào trong hỗn hợp chống thấm.
  • Tiến hành quét lót bằng các sản phẩm lót phù hợp. Lớp thứ nhất nên pha với 5% – 10% nước, khuấy đều hỗn hợp rồi quét lên bề mặt cần chống thấm.
  • Quét lớp chống thấm thứ hai cần chéo hoặc vuông góc với lớp đầu, không pha với nước ở lớp thứ hai. Có thể thi công lớp thứ ba nếu cần với cách thức như bước thứ hai. Cần lưu ý thời gian dừng chờ giữa các lớp để đảm bảo bề mặt khô ráo và tăng bám dính cho các lớp tiếp theo.
chống thấm tường nhà

Thi công chống thấm tường nhà bằng Neoroof

Bước 3. Nghiệm thu và bảo quản vật liệu.

  • Sau khi thi công, nếu vật liệu còn thừa thì có thể đậy nắp thùng lại và bảo quản ở nơi thoáng mát. Các dụng cụ thi công cần được vệ sinh sạch sẽ.
  • Sau khi thi công nếu gặp mưa thì cần dùng bạt che phần công trình vừa hoàn thành.
  • Thi công chống thấm bằng vật liệu gốc AC-PU cần lưu ý kiểm tra độ ẩm bề mặt phải < 6%, độ ẩm không khí < 80% và có thể thi công ở nhiệt độ từ +8 độ C đến +40 độ C. Tuyệt đối tránh thi công dưới trời mưa hoặc dự đoán có mưa để lớp chống thấm được ninh kết hoàn hảo.

Giới thiệu dịch vụ chống thấm

Công ty TNHH Thương mại Việt Thái hoạt động từ năm 2004 với tầm nhìn trở thành nhà cung cấp vật liệu chống thấm – hóa chất xây dựng hàng đầu Việt Nam. Với sự bùng nổ của ngành xây dựng nói chung và lĩnh vực chống thấm nói riêng, Chống thấm Việt Thái cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất với mức giá ưu đãi hấp dẫn.

Chống thấm Việt Thái với hệ thống tổng kho phân phối vật liệu chống thấm độc quyền từ nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới như: Neotex (Hy Lạp), Lemax (Ý), Bitumax, Bitushape, Bossil (Malaysia)… thông qua hệ thống chuỗi Siêu thị chống thấm tại gần 30 tỉnh/ thành trên cả nước.

Chống thấm Việt Thái phân phối nhiều sản phẩm màng chống thấm, vật liệu chống thấm gốc PU/ Acrylic/ Polyurea, phụ gia chống thấm, keo dán gạch, vữa đổ rót không co ngót.

Với hơn 20 năm hoạt động tậm tâm và không ngừng nỗ lực phát triển, Chống thấm Việt Thái đã chống thấm thành công cho hàng trăm công trình lớn nhỏ trên cả nước như:

  • Dự án chống thấm Nhà máy lốp FOCO.
  • Dự án chống thấm Khách sạn Mường Thanh Cao Bằng.
  • Dự án chống thấm Biệt thự Vinhomes Hà Tĩnh.
  • Dự án công trình Cung văn hóa Thiếu nhi – Hà Nội.
  • Dự án chống thấm Nhà máy Tokyo Micro Việt Nam.
  • Dự án chống thấm Tập đoàn Rạng Đông – Phan Thiết.
  • Dự án chống thấm Đại lý Toyota – Cần Thơ.
  • Dự án chống thấm Tòa nhà Xổ số kiến thiết – ồng Tháp.
  • Dự án chống thấm Tòa nhà Hoàng Huy – Hải Phòng.
  • Dự án chống thấm Nhà máy Sakura – KCN Lễ Môn.
  • Dự án chống thấm Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn – Hà Tĩnh.
  • Dự án chống thấm Nhà máy Damen Sông Cấm – Hải Phòng.
  • Dự án chống thấm Nhà máy Regina Miracle International – Hải Phòng.
  • Dự án chống thấm Học viện Chính sách & Phát triển – Hà Nội.

Trong thời gian qua, Chống thấm Việt Thái tự hào mang đến sản phẩm chất lượng, dịch vụ thi công, hệ thống tư liệu bài bản, quy trình thi công chống thấm – quy trình kép… nhằm phục vụ khách hàng chu đáo và chuyên nghiệp hơn. Chống thấm Việt Thái hiện nay cung cấp đa dạng các sản phẩm chống thấm:

  • Màng chống thấm Bitum: Màng Bautek, màng Lemax, màng Bitumax, màng Bitumode, màng Panda, màng Bitushape.
  • Vật liệu chống thấm cho mái/ tường: Neoproof PU W, Neoproof PU Fiber, Neoproof 360W, Revinex Roof, Neoproof Polyurea R, Silatex Super…
  • Vật liệu chống thấm cho hầm/ bể bơi/ bể cá Koi: Neopress Crystal, Neopox W, Neopox CR…
  • Vật liệu chống thấm cho nhà vệ sinh: Neoproof PU360, Revinex Flex FP, Revinex Flex U360…

Hãy liên hệ ngay với Chống thấm Việt Thái để những lợi thế về nguyên vật liệu và kinh nghiệm của chúng tôi có dịp phục vụ và mang tới cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, đáp ứng hoàn hảo các nhu cầu chống thấm từ đơn giản đến phức tạp.